Trường THCS Thanh Cao tổ chức truyền thông: Nói không với thuốc lá trong nhà trường

Thứ tư - 25/10/2023 11:29

Truyền thông nói không với  thuốc  lá  trong nhà trường

Truyền thông nói không với thuốc lá trong nhà trường
Hôm nay, thứ 4 ngày 25/10/2023,Trường THCS Thanh Cao phối hợp với TTYT huyện Thanh Oai tổ chức truyền thông giáo dục chủ đề: Nói không với thuốc lá trong nhà trường. Với khoảng thời gian 2 tiết học (tiết 4,5) tại nhà đa năng Bác sĩ Nguyễn Như Toan-Trưởng khoa CĐ, ATTP huyện Thanh Oai đã truyền thông đến học sinh lớp 7,8,9 của nhà trường những tác hai khôn lường của thuốc lá: Người hút thuốc có nhiều nguy cơ: Mắc bệnh lao. Mắc bệnh cảm và cúm. Vàng răng, các bệnh về lợi (nướu) và sâu răng. Phát triển nhiều nếp nhăn. Mắc bệnh loãng xương. Khó thụ thai. Mắc bệnh đục thủy tinh thể. Mắc bệnh bất lực. Mắc bệnh tiểu đường. Các em học sinh chăm chú lắng nghe và tương tác sôi nổi, trả lời câu hỏi của bác sĩ đặt ra.
z4815839362195 2891096a19be385ec30d95d7cd383120
Học sinh chăm chú lắng nghe
z4817087862597 f85700b5c4ad59b244880fb75131ca0d
Học sinh sôi nổi tương tác trả lời câu hỏi của bác sỉ  Nguyễn Như Toan
z4815839366929 62d3d7773e0561273b07658835b80c03
TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ: Gây UNG THƯ Theo CDC (Trung tâm kiểm soát dịch bệnh) những người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 25 lần. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng hút thuốc lá chỉ dẫn đến ung thư phổi thì bạn khá nhầm lẫn. Hút thuốc dẫn đến vô số các loại ung thư như: mũi, miệng, thanh quản, khí quản, thực quản, dạ dày, tụy, thận, bàng quang, cổ tử cung, tủy xương và máu… Bạn tự hỏi làm thế nào mà nó xảy ra được cơ chứ, khói thuốc chỉ vào phổi thôi mà? Vâng, khi bạn hút thuốc, ngoài việc gây tác hại tại chỗ đến các bộ phận của cơ quan hô hấp như mũi, miệng, hầu, thanh quản, khí quản, 41.000 hóa chất có trong trong thuốc lá (có một tỷ lệ lớn được biết là gây ung thư) xâm nhập vào cơ thể qua các vách phế nang tại phổi, ngấm vào cơ thể. Các hóa chất này có khả năng tạo ra đột biến trong các tế bào cơ thể bạn khiến cho chúng sinh sôi nảy nở theo cách không kiểm soát được, dẫn đến ung thư.
z4815842163450 bf146931e686c0b160e44cd7975e18b2
TÁC HẠI: Chúng ta sử dụng một số cách để chống lại các dấu hiệu lão hóa, từ các loại kem đến chế độ ăn cho đến các phương pháp điều trị phẫu thuật xóa nếp nhăn. Vậy liệu rằng nếu bạn bỏ thuốc lá thì có thể làm chậm sự xuất hiện của các nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác hay không? Chắc chắn là có rồi. Hút thuốc dẫn đến sự xuất hiện của các nếp nhăn (đặc biệt là xung quanh mắt và môi), các đốm đồi mồi, đôi mắt sưng húp, da xỉn, khô và vô hồn. Nguyên nhân là vì các hóa chất hiện diện trong thuốc lá làm cho các mao mạch dưới da của bạn co lại làm hạn chế lưu lượng máu đến da của bạn. Việc thiếu máu và ôxy khiến cho da của bạn trông mờ đục và vô hồn. Về lâu dài, dẫn đến tổn thương vĩnh viễn các sợi liên kết như elastin và collagen, những cấu trúc làm căng, mịn da – từ đó hình thành nên các nếp nhăn vĩnh viễn, lão hóa sớm. 
z4815842177071 bb387199d7b02dc1ac260f44e2252bc6
TÁC HẠI: GÂY SUY TIM,  ĐỘT QUỴ Theo CDC (Trung tâm kiểm soát dịch bệnh), một người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ cao gấp hai đến bốn lần so với người không hút thuốc. Các hóa chất có trong khói thuốc có tác động đến toàn bộ thành phần của hệ tuần hoàn và cơ quan tạo máu; làm cho thành mạch dày hơn và dễ  hình thành cục máu đông hơn. Bên cạnh đó nó cũng gây co thắt mạch máu, tăng huyết áp, dẫn đến sự hình thành mảng bám – làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch.
z4815842227075 49a168b74ca58467316fdc357d923b26
HỦY HOẠI TỔN THƯƠNG PHỔI DẪN ĐẾN SUY HÔ HẤP: Hút thuốc lá dẫn đến tích tụ một số lượng hóa chất đáng kể trong phổi, đường hô hấp và toàn bộ cơ thể của bạn. Tất cả dư lượng này lâu dài sẽ làm tắc nghẽn phổi, đưa đến các vấn đề về hô hấp và suy giảm chức năng của  phổi. Việc suy giảm chức năng của phổi dẫn đến thiếu oxy và máu tươi đến các cơ quan, bộ phận khác nhau của cơ thể, làm cho cơ thể luôn mệt mỏi và khó thở. Nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá có thể dẫn đến COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), khí thũng, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi, nhiễm trùng phổi, hen suyễn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao.
z4815842206080 7030b0de91530033631e027faeaf83e4
GÂY HÔI MIỆNG: Khái niệm “Hơi thở của người hút thuốc” chúng ta đã được biết đến ở những người hút thuốc lá, trong một số trường hợp nghiện thuốc lá có thể dẫn đến hơi thở có mùi rất nặng và dai dẳng khó có thể khử mùi được. Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong miệng, hút thuốc còn gây ra các vấn đề về tiêu hóa, viêm họng và tích tụ hóa chất trong khoang miệng (cổ họng và dạ dày có bệnh là một trong những lý do chính khiến hơi thở hôi, ngoài vệ sinh răng miệng kém). Hút thuốc lá tạo điều kiện thuận lợi cho các loài nấm phát triển ở khoang miệng, dẫn đến  dấu hiệu “Vòm miệng người hút thuốc” (vòm miệng bao phủ bởi dư lượng hóa chất trong thuốc lá, hình thành nên các đốm nhỏ màu đỏ trên vòm miệng), cũng là một trong những lý do chính làm cho hơi thở của người hút thuốc có mùi hôi khó chịu.
z4815842183949 d598d148d3c5f6237bd3c00dd5dc7b7b

Nicotine: Nicotine là một chất gây nghiện có trong thuốc lá, được hấp thụ vào máu và ảnh hưởng đến não bộ trong khoảng 7-10 giây sau khi hút vào. Sau mỗi lần hít một hơi thuốc lá, Nicotine gây tăng nhịp đập của tim, co thắt mạch máu ở tim, tăng mạch và huyết áp. 

z4815842198598 17bef2f315205c5113bdb64b03849a4c
 
z4816074510182 23427b1b7fea5f87500fe59befbab3c9
 
z4819537995471 2985356fdbeb9e41fdd1fbd9fb0b1731

Thay mặt Ban giám hiệu, HĐSP nhà trường, thấy giáo Nguyễn Đăng Tuấn -BTCB-Hiệu trưởng trân trọng cảm ơn TTYT huyện Thanh Oai đã tổ chức buổi truyền thông vô cùng hữu ích cho học sinh Trường THCS Thanh Cao.

Tác giả: Trung học cơ sở Thanh Cao, Nguyễn Thị Hồng Nhiên

 Từ khóa: Thông báo

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Vun đắp ước mơ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay819
  • Tháng hiện tại32,137
  • Tổng lượt truy cập449,739
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây