Trường THCS Thanh Cao tổ chức tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho hs nữ toàn trường
Thứ ba - 05/12/2023 10:20
Hôm nay, thứ 3 ngày 05/12/2023, Trường THCS Thanh Cao phối hợp công ty Molped School tổ chức chăm sóc sức khỏe cho học sinh nữ toàn trường. Trong buổi truyền thông các con được nghe hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, bổ sung kiến thức về tuổi dậy thì.Tuổi dậy thì ai cũng phải trải qua trong đời và đó là giai đoạn phát triển từ trẻ em sang người trưởng thành, bắt đầu từ 10 tuổi đến 19 tuổi. Trong độ tuổi này lại chia thành 3 giai đoạn:– Giai đoạn 1: 10-14 tuổi,– Giai đoạn 2: 14-16 tuổi,– Giai đoạn 3: 16-19 tuổi. Mỗi giai đoạn này đều đi kèm với những thay đổi tâm sinh lý và có những trăn trở riêng. Nhứng thay đổi này nhiều khi chính các bạn cũng không nhận thức và nhận biết được, vì vậy sự hỗ trợ và thấu hiểu từ phía cha mẹ và người thân và đặc biệt là chính các bạn là rất quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu về những thay đổi mà các bạn trải qua trong giai đoạn tuổi dậy thì nhé"
Những thay đổi trong lẫn ngoài
1.1. Cơ thể Ở tuổi dậy thì, hormone thay đổi dẫn đến gây ra những thay đổi rõ nét bạn có thể dễ dàng cảm nhận: thay đổi nhanh chóng về chiều cao & cân nặng, lông trên cơ thể mọc nhiều hơn, mùi trên cơ thể thay đổi, nổi mụn và dấu hiệu lớn nhất là đối với bạn nữ có kinh nguyệt, bạn nam dễ nhận thấy là đổi giọng. 1.2. Tâm lý Giai đoạn tuổi dậy thì, bạn sẽ thường cố gắng khẳng định bản thân và tìm kiếm sự độc lập khỏi cha mẹ. Ví dụ:
Trong khoảng từ 10 đến 13 tuổi, bạn sẽ ngại tham gia các hoạt động với cha mẹ và thích dành nhiều thời gian hơn với bạn bè.
Từ 14 đến 16 tuổi, sẽ thường có nhiều mâu thuẫn với cha mẹ nhất, khi bạn cảm thấy ba mẹ không đồng cảm và thấu hiểu mình, nên bạn có xu hướng chia sẻ với các anh chị gần gũi hơn. Bạn cũng để ý chăm chút vẻ ngoài và chăm sóc cá nhân hơn đặc biệt là khi bạn có rung động tình cảm với bạn cùng/khác giới.
Học sinh chăm chú lắng nghe
Về tình cảm: trẻ học cách biểu lộ tình cảm và điều khiển cảm xúc, phát triển khả năng yêu và được yêu, tỏ thái độ thân mật trong mối quan hệ với người khác. Về trí tuệ: trẻ vị thành niên thường thích lập luận, nhìn sự vật theo quan điểm lý tưởng hóa.
Trong thời kỳ vị thành niên, trẻ dễ bị dụ dỗ, lường gạt, mua chuộc, xâm hại và dễ bắt chước những thói hư tật xấu. Những nguy cơ hay gặp ở trẻ là: Mang thai sớm ngoài ý muốn, dễ sảy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy cơ tử vong của người mẹ; Làm mẹ quá trẻ, trẻ sinh ra thiếu cân, suy dinh dưỡng, mắc bệnh hoặc thậm chí tử vong; Bỏ học giữa chừng, nảy sinh tâm lý chán nản, phải gánh chịu định kiến xã hội, gánh nặng về kinh tế khi nuôi con; Phá thai và có thể dẫn đến các tai biến như nhiễm trùng, thủng tử cung, vô sinh; Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và thậm chí nhiễm HIV/AIDS. Dễ bị lôi kéo sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện…Trẻ có thể bị khủng hoảng, hoang mang về tâm lý và rất cần được giúp đỡ, giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội để phát triển đúng hướng.
Uống nhiều nước
Lời khuyên dành cho học sinh nữ là nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.
- Để rèn luyện về kỹ năng sống, trẻ cần chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên từ cha mẹ, thầy cô, người thân và bạn bè; Tâm sự những lo lắng, băn khoăn với cha mẹ, người thân hoặc thầy cô; Duy trì thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, tập luyện thể thao và giải trí phù hợp; Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn trong sáng. Trẻ cũng cần được chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm lý, cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn gồm protein, vitamin, khoáng chất, tinh bột;
- Thay đổi chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe, nhất là trong kỳ kinh nguyệt sẽ giúp học sinh nữ giảm bớt đi những cơn đau đớn do thay đổi nội tiết tố.
- Trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, trẻ nữ cần biết cách vệ sinh thời kỳ kinh nguyệt, đi khám nếu đến 15-16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt và bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt.